Công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển, Công Nghệ Kĩ Thuật Hóa Học ngày càng giữ vai trò quan trọng, trở thành vị trí không thể thiếu trong lĩnh vực sản xuất, thu hút lượng lớn nguồn lao động.
Nội dung
1.Triển Vọng Ngành Nghề
Công Nghệ Kĩ Thuật Hóa Học là ngành có tính ứng dụng rất cao. Điểm xuất phát của nghề là lòng đam mê tìm tòi, nghiên cứu của các nhà hóa học cho đến đôi tay, khối óc của những kỹ sư, kỹ thuật viên chuyên nghiệp và đích đến cuối cùng là tạo ra những sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng.
Ngành Công Nghệ Kĩ Thuật Hóa Học phù hợp với những ai có tình yêu với nghề, có thiên hướng về khoa học tự nhiên, đặc biệt là hóa học, ưa thích công việc tìm tòi, nghiên cứu.
Trong thế giới rộng lớn của lĩnh vực Công Nghệ Kĩ Thuật Hóa Học, việc chọn đối tượng để nghiên cứu, sản xuất, phát triển hay tìm ra những phát minh, sáng chế không phải là điều quá khó khăn.
Chính vì thế, các sản phẩm mới của ngành hóa học xuất hiện hàng ngày và phổ biến trong cuộc sống như: đồ dùng làm từ polymer, cao su nhân tạo…
2.Top 4 Trường Đào Tạo Công Nghệ Kĩ Thuật Hóa Học
Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành
Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản làm bước đệm cho những kỹ năng chuyên sâu về công nghệ kĩ thuật hóa học như: công nghệ vật liệu (polymer, vật liệu tiên tiến), công nghệ hóa dược (thuốc); công nghệ hóa dầu (lọc dầu, hóa dầu),…
Chương trình và giáo trình của ngành Công Nghệ Kĩ Thuật Hóa Học luôn được trường cập nhật theo chuẩn khu vực và quốc tế.
Thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng và chế tạo sản phẩm là điểm sáng trong chương trình đào tạo của khoa như: chưng cất các loại tinh dầu (bưởi, sả…), sản xuất các loại mỹ phẩm (son môi, nước thơm xịt muỗi..).
Bên cạnh đó, hoạt động tham quan, thực tập tại các nhà máy, xí nghiệp – các đơn vị luôn đồng hành với ĐH Nguyễn Tất Thành trong suốt quá trình đào tạo – nhằm ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế để nâng cao kỹ năng tay nghề, có thể dễ dàng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
Trường Đại Học Công Nghiệp TP HCM
Chương trình đào tạo ngành Công Nghệ Kĩ Thuật Hóa Học nhằm đào tạo ra những kỹ sư cho các lĩnh vực liên quan đến việc xây dựng, quản lý và vận hành các qui trình sản xuất. Thiết kế, chế tạo, lắp đặt các máy và thiết bị công nghiệp hoá chất; đào tạo, nghiên cứu, triển khai, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo thuộc lĩnh vực Kỹ thuật hóa học.
Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trường Đại Học Nông Lâm TP HCM
Kỹ sư ngành Công Nghệ Kĩ Thuật Hóa Học và hóa sinh được trang bị những kiến thức chuyên ngành liên quan đến chất lượng, công nghệ, thiết kế, chế tạo và dịch vụ trong các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển về hóa chất, thực phẩm, năng lượng sinh học, vật liệu mới.
Chương trình giảng dạy bao gồm:
-Công nghệ kỹ thuật Hóa Thực phẩm và Hệ thống dược (Chemical-Food Engineering & Pharmaceutical Systems) nhấn mạnh về chế biến thực phẩm, hệ thống dược và thực phẩm chức năng, thiết kế các quá trình, dụng cụ và thiết bị thực phẩm và hóa chất.
-Công Nghệ Kỹ thuật Hóa Sinh (Agro-Biochemical Engineering) nhấn mạnh các quá trình hóa sinh và các áp dụng kỹ thuật trong môi trường và trong chế tạo hóa chất nông nghiệp.
-Công Nghệ Kỹ thuật Chuyển đổi sinh khối và Tinh chế (Biomass Conversion Technology & Biorefinery) nhấn mạnh công nghệ vật liệu nông nghiệp tái tạo thành sản phẩm có giá trị cao: Nhiên liệu sinh học, vật liệu sinh hóa, dược dinh dưỡng, polymers và các hợp chất hóa học đặc biệt.
Trường Đại Học Lạc Hồng
Ngành Công Nghệ Kĩ Thuật Hóa Học trang bị cho sinh viên những kiến thức hiểu biết về quá trình sản xuất chính và các mối quan hệ kỹ thuật – công nghệ và thiết bị trong ngành kỹ thuật hóa học
Ngoài khối kiến thức đại cương, sinh viên ngành này sẽ học các môn như kỹ thuật, thí nghiệm hóa hữu cơ CAD, hóa kỹ thuật, cơ học ứng dụng, hóa lý, hóa phân tích, tin học trong hóa học, hóa hữu cơ,…
3.Cơ Hội Nghề Nghiệp Ngành Công Nghệ Kĩ Thuật Hóa Học
Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư Công Nghệ Kĩ Thuật Hóa Học sẽ làm việc và có cơ hội thành công trong các lĩnh vực về quản lý và vận hành các hệ thống thiết bị công nghệ. Sản xuất ngành hóa chất, thực phẩm, dược phẩm, dầu khí, môi trường, thiết kế và tính toán hệ thống, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phân tích – quản lý chất lượng sản phẩm… như:
– Chuyên viên nghiên cứu tại các Viện Hóa học, Viện Vật liệu, Mỹ phẩm…
– Kỹ sư điều hành trong các công ty, nhà máy sản xuất hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu, xi-măng…
– Kỹ sư công nghệ hóa dầu (vận hành, thiết kế nhà máy lọc dầu, hóa chất, nhựa…). Hóa hữu cơ (mỹ phẩm, kem dưỡng da, dầu gội đầu…). Hóa dược (thảo dược, bào chế thuốc, thiết bị sản xuất thuốc…). Công nghệ vật liệu mới: vật liệu polymer, vật liệu siêu bền, nhẹ…
– Bạn cũng có thể khởi nghiệp và thành công bằng cách lập công ty kinh doanh về ngành hóa, mỹ phẩm…
– Tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, Viện, trung tâm nghiên cứu…
Với những thông tin trên hi vọng nhiều bạn sẽ có thêm nhiều thông tin về ngành công nghệ kĩ thuật hóa học và có thêm nhiều lựa chọn ngành nghề cùng với ngôi trường phù hợp cho mình.
Tìm hiểu thêm thông tin về ngành và trường đào tạo tại: http://huongnghiep24h.com/
Xem thêm: Vật lý học tại Việt Nam – Mang lại cơ hội nghề nghiệp cao