Ngành Quản lý thể dục thể thao được đào tạo ở các trường ĐH Thể dục Thể thao TPHCM, ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng… Quản lý thể thao lại mở ra những con đường lập nghiệp thực sự cho sinh viên, những ý tưởng và định hướng nghề rõ ràng.
Học ngành này – Làm nghề gì?
Khác với những gì sinh viên nghĩ về một ngành học khô khan, thiếu thực tế… Quản lý thể thao lại mở ra những con đường lập nghiệp thực sự cho sinh viên, những ý tưởng và định hướng nghề rõ ràng. Chẳng hạn như:
-Kinh doanh các sản phẩm thể thao
-Quản lý kinh doanh công trình thể thao
-Phát triển kinh doanh mô hình CLB
-Tổ chức giải đấu thể thao nghiệp dư và chuyên nghiệp
-Tổ chức các sự kiện doanh nghiệp, sự kiện cá nhân, lễ hội…
-Phát triển kinh doanh du lịch thể thao, thể thao giải trí
Đặc điểm đào tạo của các trường đại học đẳng cấp chuyên nghiệp tầm cỡ quốc tế mà còn giúp nguồn nhân lực này sớm nhận ra cơ hội và vị trí cụ thể của mình trong cơ chế hoạt động thể thao. Chương trình đào tạo chỉ rõ những ngành nghề đầy tiềm năng, thực tế mà sinh viên có thể hướng tới như:
•Giám đốc kinh doanh thể thao.
•Chuyên viên nghiên cứu thị trường thể thao
•Chuyên viên quản lý bán hàng thể thao
•Chuyên viên quản lý công trình thể thao
•Quản lý khu thể thao ở khách sạn và Resoft
•Chuyên viên quản lý phòng GYM
•Quản lý CLB thể thao ở trường quốc tế và trường đại học
•Chuyên viên đàm phán xin tài trợ
•Chuyên viên tổ chức sự kiện
•Chuyên viên kinh doanh sự kiện – hội nghị – thể thao.
•Quản lý thể thao giải trí
•Chuyên viên quản lý du lịch thể thao
Các trường đào tạo ngành Quản lý thể dục thể thao
Trường Đại học Thể dục Thể thao TPHCM
Điểm xét tuyển năm 2017: 21 điểm
Chương trình các ngành học, các học phần/ môn học của các cấp đào tạo luôn được cải tiến phù hợp với yêu cầu tương lai của Việt Nam và khu vực Asean. Đảm bảo vòng đời của chương trình đào tạo không quá 3 năm.
Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học các lĩnh vực mới, để bổ sung cho tài liệu của nhà trường. Phục vụ tốt cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của trường ứng dụng và chuyển giao công nghệ.
Tăng cường hợp tác quốc tế với nước ngoài để bổ sung tài liệu và thường xuyên cập nhật kiến thức mới. Góp phần cải tiến phương pháp giảng dạy để không ngừng nâng cao chất lượng trong tuyển chọn, đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường.
Khu luyện tập bơi trường ĐH Thể dục Thể thao TPHCM
Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
Điểm xét tuyển năm 2017: 20 điểm (Tổ hợp môn: T00, T03)
Chỉ tiêu tuyển sinh hệ Đại học chính quy: 270. Có 3 phương thức tuyển sinh.
Phương thức 1: Xét tổng điểm hai môn Toán, Sinh học (hoặc Ngữ văn, Sinh học) của kết quả thi THPT Quốc gia và điểm thi môn Năng khiếu TDTT (tính hệ số 2), cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực.
Phương thức 2: Xét tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 THPT (hoặc tương đương) hai môn Toán, Sinh học (hoặc Ngữ văn, Sinh học) và điểm thi môn Năng khiếu TDTT (hệ số 2), cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực.
Phương thức 3: Điểm xét tuyển là Tổng điểm ba môn Toán, Sinh học, Năng khiếu TDTT (tính hệ số 2) của kết quả thi tuyển sinh tại Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực.
Yêu cầu: Tổng điểm trung bình của hai môn Toán, Sinh học (hoặc Ngữ văn, Sinh học) đạt 11,5 trở lên.
Thi Năng khiếu TDTT (đánh giá năng lực thể chất): Bật xa tại chỗ; Chạy 100m (hoặc Chạy Nhanh khéo). Chiều cao nam từ 1m62, nữ từ 1m52 trở lên.
Trường ĐH Sư phạm Thể Dục Thể thao Hà Nội
Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Điểm xét tuyển năm 2017: 18 điểm (Tổ hợp môn: A01; D01; T00; T01)
Trong những năm qua, ĐH Tôn Đức Thắng nổi lên như một hiện tượng của làng thể thao học sinh – sinh viên TP.HCM. Tương xứng với cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thể thao đạt chuẩn quốc tế, trường có tỷ lệ sinh viên tham gia thể thao rất cao, chia đều trong 13 bộ môn thể thao tự chọn (trong đó có 7 môn võ thuật), 100% sinh viên ra trường biết bơi lội.
Phong trào thể thao sôi nổi ấy cũng chính là tiền đề giúp ĐH Tôn Đức Thắng đưa ngành Quản lý thể thao lên thành một trong những trọng điểm đào tạo của trường. Không chỉ là một ngành học, Quản lý thể thao còn được lãnh đạo ĐH Tôn Đức Thắng xem như một nhiệm vụ xã hội quan trọng, một công cuộc xóa bỏ định kiến của giới trẻ với nghiệp thể thao.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng TPHCM
Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng
Điểm xét tuyển năm 2017: 15,5 điểm (Tổ hợp môn: T00; T02)
Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng có 190 cán bộ, giảng viên, nhân viên. Đội ngũ giảng dạy của trường có nhiều thành tích và kinh nghiệm dày dặn.
Trong đó có 130 giảng viên cơ hữu; 79% giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ; 100% cán bộ giảng dạy được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ngạch giảng viên. Trong đó có nhiều giảng có kinh nghiệm trong các lĩnh vực: Quản lý TDTT, huấn luyện thể thao, tổ chức sự kiện thể thao, trọng tài thể thao…
Bên cạnh đội ngũ giảng viên cơ hữu, Trường còn có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, Trường còn hợp tác với một số trường của Trung Quốc, Anh, Hàn quốc, Thái Lan về đào tạo, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật
Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học ngày càng hiện đại. Được trang bị để phát triển, đáp ứng yêu cầu đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học trong nhà trường.
Hiện nay Trường có 02 cơ sở với diện tích 50ha được quy hoạch và đầu tư đồng bộ, xứng đáng là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học TDTT của miền Trung, Tây nguyên.
Ngành Quản lý thể dục thể thao không hề khô cứng như mọi người từng nghĩ. Đây là một ngành có thể giúp bạn thỏa niềm đam mê với thể thao và kiếm được tiền. Chúc bạn thành công trong tương lai gần!