Sau khi tốt nghiệp ngành Khai thác thủy sản, người học trở thành kỹ thuật viên về khai thác hàng hải thủy sản, có thể làm việc trực tiếp trên các tàu thuỷ sản, tàu vận tải, làm cán bộ nghiệp vụ ở các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước ngành thuỷ sản. Dưới đây là 5 điều cần biết khi lựa chọn ngành Khai thác thủy sản.
1. Khai thác thủy sản là làm gì?
– Xác định được ngư trường khai thác và mùa vụ đánh bắt
– Nắm được các thông số kỹ thuật của tàu mình đang công tác
– Sử dụng được các loại máy móc, thiết bị hàng hải trên tàu và điều động tàu đúng luật.
– Dựa vào cấu tạo, các thông số kỹ thuật của lưới, thi công đúng quy trình một vàng lưới hoàn chỉnh, thực hiện đúng quy trình khai thác.
– Xử lý được các tai nạn xảy ra trong quá trình sản xuất.
– Lập kế hoạch chuyến biển, hạch toán chuyến biển và tính toán giá thành sản phẩm trên tàu.
2. Các kiến thức chuyên môn cần thiết
Chuyên ngành đào tạo Khai thác thuỷ sản được thiết kế để đào tạo người học trở thành kỹ thuật viên về lĩnh vực khai thác hàng hải thuỷ sản.
Chương trình khóa học bao gồm những nội dung về điều khiển tàu, thuỷ nghiệp cơ bản, ngư trường, công nghệ bảo vệ, đánh bắt và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, hàng hải địa văn, thiên văn, vận chuyển, khai thác và bảo quản hàng hoá trên tàu, quản lý doanh nghiệp và luật chuyên ngành.
3. Những kỹ năng cần thiết
– Thực hiện xử lý các thông tin về khí tượng thuỷ văn nhằm đảm bảo an toàn hàng hải.
– Biết cách sử dụng các máy móc và điều khiển trang thiết bị trên tàu.
– Thành thạo các thao tác về thuỷ nghiệp.
– Điều khiển tàu và xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình hàng hải, đánh bắt thuỷ sản, thi công, lắp ráp một số ngư cụ thông dụng để đánh bắt thuỷ sản.
– Phân loại, sơ chế và bảo quản sơ bộ các sản phẩm sau thu hoạch.
4. Cơ hội việc làm khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học trở thành kỹ thuật viên về khai thác hàng hải thủy sản trình độ đại học. Có đủ kiến thức và kỹ năng làm việc trực tiếp trên các tàu thuỷ sản, tàu vận tải hoặc làm cán bộ nghiệp vụ ở các thành phần kinh tế quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước của ngành thuỷ sản.
Nơi làm việc: cơ quan quản lý nghề cá Trung ương và địa phương, cơ sở nghiên cứu nghề cá, doanh nghiệp thủy sản, tàu cá, cơ quan khuyến ngư, cơ sở đào tạo nghề cá, cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá.
Ngoài ra, sau khi ra trường người học còn có khả năng tổ chức quản lý một cơ sở khai thác, dịch vụ nghề cá vừa và nhỏ.
5. Các trường đại học có đào tạo Kỹ thuật Khai thác thủy sản
Hầu hết các trường đại học có đào tạo các ngành về thủy sản đều đưa kỹ thuật Khai thác thủy sản vào chương trình giảng dạy. Dưới đây là những trường đại học được đánh giá cao, các bạn có thể tham khảo để lựa chọn:
Đại học Nông lâm TPHCM (NLU)
Điểm xét tuyển năm 2017: 18 điểm.
Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM (NLU) không ngừng phấn đấu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và trình độ phù hợp với nhu cầu của xã hội trong từng giai đoạn phát triển, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Đại học Nha Trang (NTU)
Điểm xét tuyển năm 2017: 15.5 điểm.
Trường Đại học Nha Trang (NTU) là một trong ba trường Đại học công lập dẫn đầu về đào tạo đa ngành ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, NTU đã được hệ thống Đại học Quốc gia kiểm định và chứng nhận là trường đạt tiêu chuẩn chất lượng đào tạo năm 2017.
Sinh viên có cơ hội nhận hỗ trợ 50-100% học phí từ các doanh nghiệp và được nhiều doanh nghiệp cam kết nhận làm việc ngay sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, trường còn hỗ trợ miễn phí chỗ ở tại ký túc xá.
Ngoài hai trường đại học trên, các bạn có thể lựa chọn những trường khác có đào tạo những ngành liên quan đến thủy sản.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp về thủy sản có nhu cầu tuyển nguồn nhân lực ngành này rất cao. Nếu bạn muốn lựa chọn trường đại học nào thì hãy vào trang web chính của trường đại học đó để tìm hiểu chi tiết về chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo trước khi quyết định đăng ký. Chúc bạn sớm tìm được ngôi trường chắp cánh tương lai cho mình!
Xem thêm: https://top10truonghoc.com/nganh-chan-nuoi-viet-nam