NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT XÂY DỰNG- Kiến Thức Khái Quát

0
625

Trong thời đại công nghiệp hóa- hiện đại hóa như hiện nay, các công trình, các tòa cao ốc mọc lên với tốc độ chóng mặt. Cùng với một nguồn tài nguyên như nhau nhưng cách ta thi công lại đem đến kết quả khác nhau. Xã hội hiện nay rất cần đội ngũ nhân lực chất lượng cao về ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng để đáp ứng được những đòi hỏi đó.

Bài viết sau đây là những chia sẻ kiến thức về ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng để góp phần hướng nghiệp giúp các bạn học sinh cấp 3 đang trong quá trình chọn ngành, chọn trường của mình.

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT XÂY DỰNG- Kiến Thức Khái Quát

Nội dung

1. ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng là gì?

ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng (hay Kỹ thuật công trình xây dựng) là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp phục vụ đời sống con người như: nhà cao tầng, bệnh viện, trường học, nhà xưởng, trung tâm thương mại…

Theo học ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng), sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, các phần mềm thiết kế chuyên sâu và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp như: trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng; các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ công tác thiết kế, tư vấn, giám sát và tổ chức thi công công trình xây dựng…

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT XÂY DỰNG- Kiến Thức Khái Quát

 

2. ngành công nghệ kỹ thuật xây dựngđòi hỏi ở bạn những tố chất nào?

Để theo đuổi và thành công trong lĩnh vực ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng), bạn cần những tố chất sau:

1/ Học khá các môn tự nhiên, có khả năng tính toán: Đây là một tố chất quan trọng vì điều này cho phép bạn nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc, nhờ đó dễ dàng lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra các thiết kế một cách chuẩn xác. Ngoài ra, sẽ là lợi thế nếu bạn nhanh nhạy, năng động và có tư duy logic tốt.

2/ Thích tìm tòi, học hỏi, đam mê kỹ thuật, thích làm việc trong lĩnh vực xây dựng: Thế giới không ngừng phát triển, những kiến thức hôm nay có thể chỉ vài ngày sau sẽ nhanh chóng trở thành lỗi thời. Do đó, ngành Kỹ thuật công trình xây dựng cần bạn phải liên tục trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để bắt kịp với xu hướng mới, không bị tụt hậu so với thế giới.

3/ Am hiểu về kiến thức lịch sử và địa lý, có vốn văn hóa sâu rộng: Điều này sẽ giúp bạn thiết kế và xây dựng nên những công trình không chỉ đảm bảo kỹ thuật mà còn phù hợp với văn hóa và tập tục của từng vùng miền.

4/ Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao: Để hoàn thành một công trình xây dựng bao giờ cũng đòi hỏi sự phối hợp, chung sức của rất nhiều bộ phận khác nhau. Do đó, những người tham gia, bên cạnh năng lực làm việc và nghiên cứu độc lập, phải có khả năng làm việc theo nhóm, vừa thực hiện tốt phần việc của mình vừa góp phần hoàn thành công việc chung. Chính vì vậy yếu tố làm việc theo nhóm rất quan trọng.

3. Khó khăn khi theo đuổi ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng

Với đặc thù của ngành này, thì đây là ngành khá kén nữ giới. Công việc nhìn chung khá vất vả vì bạn phải đảm nhiệm các khâu tính toán, đo đạc, thiết kế, đến thi công… Công việc chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, tình hình các nhà đầu tư, tình hình suy thoái nói chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, các phúc lợi, công việc ổn định, lương cao cũng chính là sự hấp dẫn của ngành nghề này.

4. Cơ hội việc làm cho các bạn ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT XÂY DỰNG- Kiến Thức Khái Quát

Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc tại:

• Làm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng.., tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực Xây dựng cơ bản.

• Tư vấn, thiết kế tại các đơn vị Tư vấn thiết kế Xây dựng, Qui hoạch.

• Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến các Dự án Xây dựng cơ bản (Xây dựng dân dụng, Giao thông, Thủy lợi Thủy điện….).

• Giảng dạy các môn Cơ lý thuyết, Cơ học đất, Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu, Kết cấu Bê tông, Thủy lực, Kết cấu công trình, Tin học ứng dụng trong Xây dựng, Chuyên đề tính kết cấu, tính nền móng, tính thủy lực trên máy tính… ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

• Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về Cơ học chất lỏng, Cơ học đất nền móng, Cơ học vật rắn biến dạng, Mô hình toán cho các bài toán cơ học nói chung ở Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.

Hi vọng những thông tin trên đã cung cấp cho bạn cái nhìn bao quát nhất về ngành kỹ thuật công trình xây dựng. Chúc các bạn thành công trong ngưỡng cửa sắp tới.