Đôi nét về ngành quản lí nhân sự
Ngành quản lý nhân sự chưa bao giờ ngừng độ hot của nó, khi mà cầu nối giữa các cấp lãnh đạo và nhân viên là điều quan trọng hơn hết . Để một doanh nghiệp đạt được thành công và đạt hiệu suất cao, trước hết phải chống “ thù trong giặt ngoài “ nghĩa là củng cố bộ máy nhân sự của công ty, phải có sự đoàn kết của cấp trên với cấp dưới trước để thống nhất từ đó mới phát triển công ty lớn mạnh được.
1. Quản lí nhân sự là gì?
Muốn quản lí nhân sự trước tiên phải chú trọng đến nguồn nhân lực bởi lẽ nguồn nhân lực chính là yếu tố không nhỏ cho sự phát triển doanh nghiệp và xã hội. Với quan niệm con người là yếu tố cho sự phát triển do đó việc quản lí nguồn nhân lực đòi hỏi sự hiểu biết về con người trên nhiều khía cạnh qua việc dùng các kỹ thuật quản lí nhân lực thường có mục đích tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức.
Quản lí nhân sự hay quản lý nguồn nhân lực là sự sử dụng và khai thác nguồn nhân lực của một tổ chức hay một công ty một cách hợp lý và hiệu quả. Quản lý nhân sự có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực, không riêng gì trong sản xuất kinh doanh.
2. Bạn có thể đạt được những vị sau khi tham gia trong lĩnh vực mới này
Đối với một tổ chức, công việc của bộ phận quản lí nhân sự chính là làm những gì liên quan đến nguồn nhân sự và phải chịu trách nhiệm giải quyết mọi khía cạnh về công việc nhân sự. Điều đó người làm quản lí nhân sự phải có vốn kiến thức sâu rộng để quản lí được nguồn nhân lực.
Khi lên một cấp cao hơn tức là ở mức độ công ty lớn hơn, công việc của người quản lí nhân sự sẽ có thay đổi , làm những công việc chuyên sâu hơn như phát triển và quản lí các chương trình, chính sách về nguồn nhân lực của công ty. Bên cạnh đó, giám đốc của các ngành có liên quan cũng thực thi các việc trên.
Trong một số trường hợp, giám đốc nhân sự có thể đảm nhiệm và giám sát một vài bộ phận do đó họ phải có kinh nghiệm quản lý và có chuyên môn về một lĩnh vực hoạt động của quản lý nhân sự,cụ thể mảng việc làm, mảng bồi thường, lợi ích, đào tạo và phát triển, hay các mối quan hệ trong nhân viên.
Sau là các công việc có thể làm đối với 1 nhà quản lí doanh nghiệp:
• Nhân viên tuyển dụng
Nhân viên tuyển dụng là người có nhiệm vụ các công việc như tuyển nhân viên và sắp xếp công việc, phân chia việc làm cho nhân viên. Người tuyển dụng cần phải duy trì mối liên hệ trong cộng đồng từ các trường cao đẳng cho đến đại học để tìm ra những ứng cử viên triển vọng cho công việc. Họ có thể phải di chuyển rất nhiều. Công việc của một nhân viên tuyển dụng phải sàng lọc, phỏng vấn, và đôi khi phải kiểm tra các ứng cử viên.
Những nhân viên này cũng giải quyết những vấn đề liên quan đến sự công bằng về quyền lợi giữa các nhân viên hoặc cơ hội thăng tiến của nhân viên trong những tổ chức lớn. Họ kiểm tra và giải quyết những phàn nàn, kiểm tra và kết hợp các nguyên tắc để đưa ra sự can thiệp cần thiết, đồng thời họ cũng biên soạn và trình những bản báo cáo thống kê về vấn đề này.
• phỏng vấn viên
Tương tự như vậy, phỏng vấn viên là người giúp kết nối các yêu cầu của công ty với những người tìm việc đủ tiêu chuẩn để tìm ra những người đầy tố chất cho công việc yêu cầu.
• Nhân viên lương thưởng và phúc lợi quản lý hệ thống tiền lương
Nhân viên lương thưởng và phúc lợi quản lý hệ thống tiền lương, các khoản tiền liên quan đến thu nhập của người lao động. Công việc của 1 nhà nhân viên lương thưởng chân chính là lập kế hoạch chăm lo phúc lợi và đời sống nhân viên, quản lý hợp đồng lao động, hồ sơ nhân viên. họ thường quản lý hệ thống đánh giá hoạt động của công ty, thiết kế chế độ khen thưởng như tiền thưởng cho các kế hoạch hoạt động thành công, hoàn thành công việc xuất sắc, …
• Chuyên gia phân tích công việc phân tích công việc
Chuyên gia phân tích công việc phân tích công việc, thực hiện chỉ đạo các chương trình cho các công ty và có thể chuyên về những lĩnh vực chuyên môn như phân loại vị trí công việc. Họ thu thập và kiểm tra những thông tin chi tiết về yêu cầu công việc để chuẩn bị cho bản miêu tả công việc.
Bản miêu tả công việc sẽ giải thích về những nhiệm vụ, đào tạo và kỹ năng mà từng công việc yêu cầu. Mỗi khi công ty lớn đưa ra một công việc mới và xem xét lại những công việc đang có thì công ty sẽ phải nhờ đến kiến thức chuyên môn của các nhà phân tích công việc.
• Nhân viên quản lý về đào tạo huấn luyện và phát triển
Nhân viên quản lý về đào tạo huấn luyện và phát triển: chỉ đạo và giám sát các chương trình đào tạo và phát triển cho nhân viên.
Trên đây là những vị trí phổ biến trong lĩnh vực quản lý nhân sự – 1 ngành nghề đang lên hiện nay và có nhu cầu tuyển dụng không thấp. Có rất nhiều vị trí tiềm năm phù hợp với khả năng, tố chất của từng người .
3. Những điều kiện để thành công trong nghề quản lí nhân sự
Khi mà lĩnh vực quản lí nhân sự đang trở thành một trong những ngành thu hút được nhân tài trong xã hội hiện nay.Vậy những yếu tố nào là cần thiết để gia nhập lĩnh vực này?
Ngoài khả năng đánh giá và sự suy xét thận trọng , bạn phải là người đáng tin cậy vì bộ phận quản lý nhân sự là nơi nắm rõ thông tin về nhân viên hơn bất kì bộ phận nào khác. Ở đây, nguyên tắc bảo mật được đặt lên hàng đầu. Nhà quản lí nhân sự đều giữ kín những thông tin mật như nhân viên nào sẽ được thăng chức hay bị sa thải, lương tháng hay bản đánh giá công việc của các nhân viên
Một điều kiện hết sức quan trong đối với người trong ngành đó là bạn phải là người của mọi người – cư xử đúng mực và luôn biết lắng nghe. Hàng ngày bạn tiếp xúc với bao con người với từng ấy tính cách khác nhau, cách ứng xử khác nhau và thái độ làm việc khác nhau.
Chìa khóa để dẫn đến thành công ở trong ngành chính là thấm nhuần văn hoá công ty, thiết lập và duy trì tốt các mối quan hệ, sử dụng và điều phối nhân lực hiệu quả. Để làm việc được trong lĩnh vực quản lý nhân sự, không tỏ ra khôn khéo và quảng giao thì có lẽ quản lý nhân sự không phải là mảnh đất thăng hoa của bạn.
Ngoài ra, Kĩ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập cũng là những yếu tố kết tinh cho con đường phát triển của các nhà quản lý nhân sự. Điều đặc biệt, khi mà các kỹ năng trên sẽ là kim chỉ nam dẫn đường cho người quản trị nhân sự có thể tiếp cận các ngành nghề khác .Cánh cửa quản lý nhân sự đang rộng mở chờ đón những tài năng không ngại khó và biết đón đầu thách thức.
4. Học Quản lí nhân sự ở đâu?
Vì là ngành nghề khá mới nên số lượng trường dạy về ngành quản lí nhân sự còn chưa nhiều . nguồn lao động quản trị nhân sự trên thị trường chủ yếu hình thành và phát triển tự phát do không được đào tạo bài bản. điều đó đòi hỏi ở người trong ngành phải tự học nghề và tích lũy kinh nghiệm là chính nên chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng.
Trên là đôi nét cho bạn để hiểu thêm về ngành , hi vọng nó sẽ hữu ích cho những bạn đang muốn tìm hiểu cũng như theo học ngành quản lí nhân sự.