Marketing Dịch Vụ – Ngành Mới Mà Không Mới

0
1042

Marketing dịch vụ là gì? Học marketing dịch vụ được gì? Học ở đâu? Những thắc mắc đó sẽ được chúng tôi giải đáp khi bạn đọc bài viết này.

ngành marketing dịch vụ

Ngày nay, ngành dịch vụ phát triển một cách nhanh chóng. Dịch vụ có mặt ở các hoạt động cung ứng lao động, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu về sản xuất, kinh doanh, đời sống vật chất, tinh thần, các hoạt động ngân hàng, tín dụng, cầm đồ, bảo hiểm, cho đến các công việc có tính chất riêng tư (tư vấn về sức khoẻ, trang trí tiệc, cưới hỏi,…).

Sự phát triển của ngành dịch vụ đã kéo theo nhiều ngành nghề nghề bổ trợ, trong đó nổi bật và cốt lõi nhất là marketing dịch vụ.

Marketing dịch vụ, hiểu thế nào cho đúng?

Marketing dịch vụ là một nhánh đặc thù của marketing, được đưa vào nghiên cứu chuyên sâu đầu những năm 1980, sau khi người ta nhận thấy rằng các đặc tính độc đáo của dịch vụ đòi hỏi các chiến lược khác hẳn so với marketing hàng hoá hiện vật.

Marketing dịch vụ là sự ứng dụng lý thuyết hệ thống vào thị trường dịch vụ, bao gồm quá trình thu nhận, tìm hiểu, đánh giá và thỏa mãn nhu cầu của thị trường phát triển bằng hệ thống các chính sác, các biện pháp tác động vào toàn bộ quá trình sản xuất, cung ứng và tiêu dùng dịch vụ thông qua phân bố các nguồn lực của tổ chức.

Marketing dịch vụ được sử dụng trong quá trình kinh doanh giữa doanh nghiệp với người dùng (B2C) và giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), bao gồm các dịch vụ như viễn thông, tài chính, giải trí, cho thuê xe du lịch, chăm sóc sức khoẻ, và dịch vụ thương mại.

Những kiến thức có được khi học marketing dịch vụ?

  • Nghiên cứu nhu cầu, đặc điểm nhu cầu của thị trường mục tiêu và những yếu tố chi phối thị trường mục tiêu.
  • Thỏa mãn nhu cầu có hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh trên cơ sở khai thác và huy động tất cả các nguồn lực của tổ chức.
  • Thực hiện cân bằng động các mối quan hệ sản phẩm dịch vụ (loại hình, số lượng, chất lượng) với sự thay đổi nhu cầu của khách hàng.
  • Cân bằng ba lợi ích: lợi ích của doanh nghiệp, của người tiêu dùng và của xã hội trong sự phát triển bền vững.
  • Các công cụ và chiến lược giúp hoạch định chiến lược marketing dịch vụ cho doanh nghiệp: 4P, 7P, chiến lược quảng bá, chiến lược thương hiệu, marketing online, email marketing,…

Cơ hội làm việc của ngành marketing dịch vụ

Theo khảo sát nhu cầu tuyển dụng của trên 5.000 doanh nghiệp, trong 8 nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển cao trong năm 2017, ngành marketing, chiếm khoảng trên 30.000 lao động (gần 10%) với đa ngành nghề và nhiều cấp trình độ từ sơ cấp nghề đến đại học. Giống như Marketing, sinh viên theo đuổi ngàng marketing dịch vụ có thể làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất (bộ phận nghiên cứu và phát triển, phòng thị trường…) các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận…

Tuy nhiên marketing dịch vụ sẽ có cơ hội làm việc liên quan nhiều đến quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp thông qua những sản phẩm cụ thể đến với người tiêu dùng, chăm sóc khách hàng, điều hòa mối quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp và khách hàng. Thậm chí có thể dấn thân sáng digital marketing hoặc quảng cáo.

ngành marketing dịch vụ

Một trong những cuộc khảo sát từ các website việc làm uy tín như JobStreet.com, Vietnamwork.com thì lương một nhân viên marketing dịch vụ tầm tầm ở các công ty nhỏ cũng từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng đối với sinh viên vừa tốt nghiệp, còn nhân viên giỏi thì thu nhập có thể tính bằng nghìn đô, tùy năng lực và kinh nghiệm.

Tôi muốn học cao đẳng về marketing dịch vụ, thì học ở đâu?

Hiện tại việc đào tạo marketing chưa được phân khúc rõ ràng, đại đa số các trường đào tạo đều đào tạo về ngành marketing rộng lớn. Các sinh viên sau khi ra trường mới định hướng thu hẹp, chọn 1 mảng cụ thể của marketing.
Các trường cao đẳng đào tạo về marketing bạn có thể tham khảo:

  1. Cao đẳng kinh tế đối ngoại
  2. Cao đẳng Sheridan
  3. Hệ cao đẳng của trường đại học tài chính – marketing
  4. Cao đẳng FPT Polytechnic
  5. Cao đẳng kinh tế – công nghệ TP HCM

Trong quá trình học, người học sẽ được cung cấp những kiến thức nền tảng về marketing như: nghiên cứu thị trường; xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng; thiết kế chương trình phân phối sản phẩm; tổ chức phân phối sản phẩm; định giá sản phẩm; quảng bá thương hiệu; tổ chức sự kiện… Với các môn học chuyên ngành Marketing cụ thể như: Quản trị marketing; Quản trị bán hàng; Hành vi người tiêu dùng; Chiến lược sản phẩm; Chiến lược giá và phân phối; Quảng cáo và khuyến mãi; Marketing quốc tế; Marketing dịch vụ…

Song học marketing truyền thống là chưa đủ để bạn có thể theo đuổi ngành marketing dịch vụ. Trong suốt 3 năm học, bạn có thể trao dồi thêm các kiến thức liên quan đến marketing dịch vụ, đặc biệt là marketing dịch vụ internet. Sẽ có những khóa học ngắn hạn về digital marketing, online marketing bạn có thể học tập để nâng cao hiểu biết chuyên sâu về marketing dịch vụ.

Chúc các bạn sẽ thành công trong lĩnh vực này!